Tại sao nhiều doanh nghiệp lại tài trợ cho phim điện ảnh

Kunva Films - Bố Già

Thị trường phim điện ảnh Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ

Trong 10 năm qua, điện ảnh nước nhà đã có nhiều bước phát triển và thay đổi, đặc biệt về mặt doanh thu phòng vé.

Năm 2010 chính là bước khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh nước nhà. Lúc ấy, số lượng phim Việt vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng đã có một số tác phẩm được đầu tư cả về nội dung lẫn chất lượng như Cánh đồng bất tậnGiao lộ định mệnh hay Để Mai tính đều được khán giả đón nhận và đạt doanh thu tốt.

Từ đây, số lượng phim Việt tăng đều qua từng năm và vượt mốc 40 tác phẩm vào năm 2019. Doanh thu phòng vé theo đó cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Từ hơn 18 tỷ đồng của Để Mai tínhĐể Mai tính 2 (2014) xác lập kỷ lục khi lần đầu tiên điện ảnh nước nhà có phim cán mốc 100 tỷ đồng. Danh hiệu phim Việt ăn khách nhất liên tục bị phá vỡ trong năm 2019 khi Cua lại vợ bầu đạt 191,8 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán, còn Hai Phượng thu 200 tỷ đồng từ cả trong và ngoài nước.

Kunva Films - Cua Lại Vợ Bầu

Bằng những dẫn chứng trên đã cho thấy nền Điện ảnh Việt Nam đang có đà phát triển khá mạnh mẽ. Đề tài ngày một đa dạng, nhưng chất lượng vẫn là điều đáng phải bàn: 10 năm qua, các nhà làm phim Việt đã không ngừng tìm tòi và khai thác những đề tài mới lạ.

Tài trợ phim – Những yếu tố quyết định

Một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của bộ phim để có thể làm nên một bộ phim điện ảnh mà giới làm phim ai cũng biết. Đó chính là “nhà tài trợ”. Nhìn thấy được sự tiềm năng của nền điện ảnh Việt, những ông lớn của nhiều tập đoàn có sức ảnh hưởng không chần chừ bỏ lỡ cơ hội. Họ nhanh chóng bắt tay vào một dự án để hai bên cùng có lợi.

Việc tài trợ cho phim điện ảnh đang trên đà phát triển, không chỉ đẩy mạnh thương hiệu của Nhà tài trợ đến với công chúng mà còn giúp sản phẩm của họ gần gũi hơn khi nó được lồng ghép khéo léo từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong phim. Các nhãn hàng cũng đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì nhận diện và định vị thương hiệu nhất là khi hiệu quả nhận diện thương hiệu thể hiện rõ nét trong một số tác phẩm điện ảnh mới đây. Đặc biệt, hình thức tiếp thị qua phim ảnh đang được các nhãn hàng chú ý nhiều hơn.

Kunva Films - Bố Già

Trong bản báo cáo về tăng trưởng Media Spending, hãng nghiên cứu Statista thông tin, mức độ chi tiêu ngân sách cho công cụ phim ảnh (Cinema) tăng dần đều trong giai đoạn 2004-2017.

Trong đó xu hướng tài trợ Product Placement (PP) đang xuất hiện nhiều trên màn ảnh rộng. Cụ thể, nhãn hàng sẽ chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim để quảng bá bằng cách lồng ghép các sản phẩm vào nội dung phim.

Với hình thức này, cả nhà sản xuất phim và nhãn hàng đó đều có lợi. Nhà sản xuất có thêm kinh phí để sản xuất phim. Còn sản phẩm được người xem biết đến nhiều hơn, tăng độ tin cậy của khách hàng đến với doanh nghiệp.

Tại sao cần tài trợ

Không đơn thuần như một “sự bắt tay” win-win giữa nhãn hàng với nhà sản xuất, marketing hiện đại chấp nhận PP như một kỹ thuật marketing có tính chiến lược và là một phần không thể thiếu trong phối thức tiếp thị 4P (marketing mix).

Tài trợ được chứng minh là hình thức PR có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay ở các nước phát triển. Với hoạt động này doanh nghiệp có thể tìm được những cơ hội lớn để tăng năng lực cạnh tranh bằng cách tạo thêm niềm tin, khuếch trương hình ảnh và uy tín đối với các thị trường mục tiêu. Tài trợ tạo ra những cơ hội để doanh nghiệp có thể đồng thời đạt được nhiều mục tiêu.

Qua hoạt động tài trợ, doanh nghiệp nhận được nhiều quyền lợi cụ thể như:

  • Tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp, định hình thái độ của người tiêu dùng.
  • Tài trợ được coi là hình thức quảng bá đáng tin cậy và tăng cường khả năng nhận biết của khách hàng.
  • Tìm ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Tạo được sự thân thiện và để lại ảnh hưởng sâu hơn, lâu hơn đến nhận thức và hành vi của khách hàng

Tài trợ phim điện ảnh là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu nổi tiếng

Một ví dụ điển hình về sự tài trợ cho phim điện ảnh “Tiệc trăng máu” khởi chiếu tại các rạp phim trên toàn quốc vào ngày 23/10/2020 là của BoConcept – thương hiệu nội thất toàn cầu. Một bộ phim xuất sắc từ nội dung, diễn viên đến bối cảnh. Ở đây đạo diễn đã khéo léo dùng nội thất bắt mắt, hiện đại để làm bạn thật sự choáng ngợp với căn penthouse của bác sĩ Quang (diễn viên Hứa Vĩ Văn đảm nhận vai diễn) với không gian sang chảnh cùng những món đồ nội thất thiết kế ấn tượng đến từ BoConcept.

Hay một nhãn hiệu thời trang tại Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm, Vascara đã quyết định chọn Cô Ba Sài Gòn làm điểm dừng cho Product Placement trong chiến dịch tiếp thị của mình.

Các phân đoạn xuất hiện Vascara rải rác đều khắp bộ phim ở những cảnh quay chính mà chỉ cần tinh ý có thể nhận ra. Đồng thời, nhãn hàng này triển khai PP bằng tài trợ bối cảnh diễn xuất và cả sản phẩm được sử dụng bởi các nhân vật nữ chính trong phim.

Kunva Films - Cô Ba Sài Gòn

Gần đây nhất là phim Lật Mặt 48h của Lý Hải được tài trợ bởi ví Momo – một ví điện tử còn khá mới trên thị trường. Momo đã góp phần trong nhiều series phim Lật mặt của Lý Hải, từ việc đồng hành này đã mang lại độ tin cậy hơn cho người dùng…..

Tài trợ phim điện ảnh là phương thức Marketing hiệu quả

Nhìn chung, Product Placement vẫn sẽ còn là phương thức Marketing hiệu quả. Nếu làm tốt, nó sẽ thêm tính hiện thực vào phim ảnh. Bởi vì tất cả chúng ta đều sử dụng những sản phẩm này trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Tuy nhiên, Marketer cũng nên lưu ý lồng ghép khéo léo ý tưởng của mình vào phim. Đừng để sự quá lố thành thành điểm bất lợi cho một bộ phim đáng lẽ đã thành công. Ngoài ra, bối cảnh quảng cáo đang chuyển rất nhanh sang các nền tảng xã hội như YouTube, Facebook, Twitter và Instagram. Các thương hiệu đang sử dụng các kênh này cho các cơ hội Product Placement. Do đó, Marketer nên tự làm dồi dào phong phú nguồn kênh truyền tải thương hiệu để đánh thắng trên toàn mặt trận.

Tại sao nhiều doanh nghiệp lại tài trợ cho phim điện ảnh

Kunva Films - Bố Già

Thị trường phim điện ảnh Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ

Trong 10 năm qua, điện ảnh nước nhà đã có nhiều bước phát triển và thay đổi, đặc biệt về mặt doanh thu phòng vé.

Năm 2010 chính là bước khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh nước nhà. Lúc ấy, số lượng phim Việt vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng đã có một số tác phẩm được đầu tư cả về nội dung lẫn chất lượng như Cánh đồng bất tậnGiao lộ định mệnh hay Để Mai tính đều được khán giả đón nhận và đạt doanh thu tốt.

Từ đây, số lượng phim Việt tăng đều qua từng năm và vượt mốc 40 tác phẩm vào năm 2019. Doanh thu phòng vé theo đó cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Từ hơn 18 tỷ đồng của Để Mai tínhĐể Mai tính 2 (2014) xác lập kỷ lục khi lần đầu tiên điện ảnh nước nhà có phim cán mốc 100 tỷ đồng. Danh hiệu phim Việt ăn khách nhất liên tục bị phá vỡ trong năm 2019 khi Cua lại vợ bầu đạt 191,8 tỷ đồng trong dịp Tết Nguyên đán, còn Hai Phượng thu 200 tỷ đồng từ cả trong và ngoài nước.

Kunva Films - Cua Lại Vợ Bầu

Bằng những dẫn chứng trên đã cho thấy nền Điện ảnh Việt Nam đang có đà phát triển khá mạnh mẽ. Đề tài ngày một đa dạng, nhưng chất lượng vẫn là điều đáng phải bàn: 10 năm qua, các nhà làm phim Việt đã không ngừng tìm tòi và khai thác những đề tài mới lạ.

Tài trợ phim – Những yếu tố quyết định

Một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của bộ phim để có thể làm nên một bộ phim điện ảnh mà giới làm phim ai cũng biết. Đó chính là “nhà tài trợ”. Nhìn thấy được sự tiềm năng của nền điện ảnh Việt, những ông lớn của nhiều tập đoàn có sức ảnh hưởng không chần chừ bỏ lỡ cơ hội. Họ nhanh chóng bắt tay vào một dự án để hai bên cùng có lợi.

Việc tài trợ cho phim điện ảnh đang trên đà phát triển, không chỉ đẩy mạnh thương hiệu của Nhà tài trợ đến với công chúng mà còn giúp sản phẩm của họ gần gũi hơn khi nó được lồng ghép khéo léo từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong phim. Các nhãn hàng cũng đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì nhận diện và định vị thương hiệu nhất là khi hiệu quả nhận diện thương hiệu thể hiện rõ nét trong một số tác phẩm điện ảnh mới đây. Đặc biệt, hình thức tiếp thị qua phim ảnh đang được các nhãn hàng chú ý nhiều hơn.

Kunva Films - Bố Già

Trong bản báo cáo về tăng trưởng Media Spending, hãng nghiên cứu Statista thông tin, mức độ chi tiêu ngân sách cho công cụ phim ảnh (Cinema) tăng dần đều trong giai đoạn 2004-2017.

Trong đó xu hướng tài trợ Product Placement (PP) đang xuất hiện nhiều trên màn ảnh rộng. Cụ thể, nhãn hàng sẽ chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim để quảng bá bằng cách lồng ghép các sản phẩm vào nội dung phim.

Với hình thức này, cả nhà sản xuất phim và nhãn hàng đó đều có lợi. Nhà sản xuất có thêm kinh phí để sản xuất phim. Còn sản phẩm được người xem biết đến nhiều hơn, tăng độ tin cậy của khách hàng đến với doanh nghiệp.

Tại sao cần tài trợ

Không đơn thuần như một “sự bắt tay” win-win giữa nhãn hàng với nhà sản xuất, marketing hiện đại chấp nhận PP như một kỹ thuật marketing có tính chiến lược và là một phần không thể thiếu trong phối thức tiếp thị 4P (marketing mix).

Tài trợ được chứng minh là hình thức PR có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay ở các nước phát triển. Với hoạt động này doanh nghiệp có thể tìm được những cơ hội lớn để tăng năng lực cạnh tranh bằng cách tạo thêm niềm tin, khuếch trương hình ảnh và uy tín đối với các thị trường mục tiêu. Tài trợ tạo ra những cơ hội để doanh nghiệp có thể đồng thời đạt được nhiều mục tiêu.

Qua hoạt động tài trợ, doanh nghiệp nhận được nhiều quyền lợi cụ thể như:

  • Tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp, định hình thái độ của người tiêu dùng.
  • Tài trợ được coi là hình thức quảng bá đáng tin cậy và tăng cường khả năng nhận biết của khách hàng.
  • Tìm ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Tạo được sự thân thiện và để lại ảnh hưởng sâu hơn, lâu hơn đến nhận thức và hành vi của khách hàng

Tài trợ phim điện ảnh là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu nổi tiếng

Một ví dụ điển hình về sự tài trợ cho phim điện ảnh “Tiệc trăng máu” khởi chiếu tại các rạp phim trên toàn quốc vào ngày 23/10/2020 là của BoConcept – thương hiệu nội thất toàn cầu. Một bộ phim xuất sắc từ nội dung, diễn viên đến bối cảnh. Ở đây đạo diễn đã khéo léo dùng nội thất bắt mắt, hiện đại để làm bạn thật sự choáng ngợp với căn penthouse của bác sĩ Quang (diễn viên Hứa Vĩ Văn đảm nhận vai diễn) với không gian sang chảnh cùng những món đồ nội thất thiết kế ấn tượng đến từ BoConcept.

Hay một nhãn hiệu thời trang tại Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm, Vascara đã quyết định chọn Cô Ba Sài Gòn làm điểm dừng cho Product Placement trong chiến dịch tiếp thị của mình.

Các phân đoạn xuất hiện Vascara rải rác đều khắp bộ phim ở những cảnh quay chính mà chỉ cần tinh ý có thể nhận ra. Đồng thời, nhãn hàng này triển khai PP bằng tài trợ bối cảnh diễn xuất và cả sản phẩm được sử dụng bởi các nhân vật nữ chính trong phim.

Kunva Films - Cô Ba Sài Gòn

Gần đây nhất là phim Lật Mặt 48h của Lý Hải được tài trợ bởi ví Momo – một ví điện tử còn khá mới trên thị trường. Momo đã góp phần trong nhiều series phim Lật mặt của Lý Hải, từ việc đồng hành này đã mang lại độ tin cậy hơn cho người dùng…..

Tài trợ phim điện ảnh là phương thức Marketing hiệu quả

Nhìn chung, Product Placement vẫn sẽ còn là phương thức Marketing hiệu quả. Nếu làm tốt, nó sẽ thêm tính hiện thực vào phim ảnh. Bởi vì tất cả chúng ta đều sử dụng những sản phẩm này trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Tuy nhiên, Marketer cũng nên lưu ý lồng ghép khéo léo ý tưởng của mình vào phim. Đừng để sự quá lố thành thành điểm bất lợi cho một bộ phim đáng lẽ đã thành công. Ngoài ra, bối cảnh quảng cáo đang chuyển rất nhanh sang các nền tảng xã hội như YouTube, Facebook, Twitter và Instagram. Các thương hiệu đang sử dụng các kênh này cho các cơ hội Product Placement. Do đó, Marketer nên tự làm dồi dào phong phú nguồn kênh truyền tải thương hiệu để đánh thắng trên toàn mặt trận.