Trước khi trở thành ông chủ của thương hiệu dầu gội đổi màu tóc OHBAMA, anh Nguyễn Xuân Thủy đã 2 lần khởi nghiệp thất bại. Thế nhưng, doanh nhân xuất thân từ vùng đất Hải Dương đã tìm thấy một cơ hội mới trên thị trường và chọn việc khó, ít người muốn làm để nỗ lực.

Chân dung chủ tịch Vietsales ông Nguyễn Xuân Thủy

Năm 1992, sau khi Nam tiến theo đuổi niềm đam mê với nghề chụp ảnh. Vì phải mưu sinh để lo cho cuộc sống gia đình, chàng trai Nguyễn Xuân Thủy đã từ bỏ đam mê và lao vào kiếm tiền với đủ các công việc từ bán hàng, làm việc trong xưởng may. Sau 2 năm làm thuê, thanh niên quê Hải Dương quyết định “khởi nghiệp” với một xưởng may trên mảnh đất mà anh tích lũy để mua được ở quận Tân Phú cùng với 40 công nhân.

Mở xưởng may vào đúng lúc mô hình kinh doanh này đang rất hot, cộng với việc nền kinh tế đang trong chu kỳ tăng trưởng nóng. Có thể nói, đây là giai đoạn thành công đỉnh cao mà Anh Nguyễn Xuân Thủy đạt được. Thế nhưng, chỉ một thời gian, xưởng may của anh Nguyễn Xuân Thủy phải đóng cửa vì sự cố cháy kho hàng ở Ba Lan.

Doanh nhân Nguyễn Xuân Thủy và host Trần Hòa Bình trong talkshow Đàm Đạo Doanh Nhân

“Tôi cố gắng tạo nên một sản phẩm may tốt nhưng khi biến cố xảy ra, kho hàng lớn nhất mà tôi xuất khẩu sang Ba Lan bị cháy, thu chi bị hụt sâu. Đến nỗi những đối tác lúc trước làm ăn với tôi nay bỗng dưng tôi trở thành con nợ đã khiến tôi rơi vào đáy vực sâu không lối thoát, dường như là số âm”, anh Nguyễn Xuân Thủy tâm sự.

Mặc dù đã có kinh nghiệm trong ngành may trước đó, nhưng anh Thủy mới có kinh nghiệm làm nhân viên xưởng may chứ chưa từng có kinh nghiệm gì về kinh doanh. Anh Thủy tâm sự về thất bại khởi nghiệp đầu đời: “Tôi nhận ra rằng khi bản thân không có kiến thức về kinh doanh thì đam mê và khát khao muốn làm giàu, muốn làm chủ là chưa đủ để thành công”.

Sau khi mở công ty may thất bại, anh làm gì?

Sau khi đóng cửa xưởng may, tôi cầm vàng cưới của hai vợ chồng để trả nợ. Trước đó, những khoản nợ chồng chất bao vây,  không có lối thoát. Gia đình là động lực để tôi vượt qua biến cố. Đến khi trả hết nợ, tôi quyết định tìm một công việc may nội địa để làm. Không lâu sau, tôi bắt đầu “khởi nghiệp” lần 2 với một mảng hoàn toàn mới. Đó là kinh doanh về điện.

Sau đó, tôi giao cho vợ quản lý cửa hàng điện, cùng lúc đó tôi xin vào làm ở một công ty đa quốc gia chuyên về mỹ phẩm chăm sóc da và tóc. Phải nói mô hình kinh doanh của công ty đa quốc gia đã giúp tôi tìm thấy được hướng đi mới để phát triển sự nghiệp của mình. Tôi đã cố gắng kiếm tiền và học hỏi để nuôi ước mơ làm chủ một lần nữa. 

Lần “khởi nghiệp” thứ 3 của anh ra sao?

Sau 4 năm làm việc cho công ty đa quốc gia, tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ mô hình kinh doanh của họ. Tôi quyết định quay về và “khởi nghiệp” một lần nữa. Tôi tìm các mặt hàng liên quan đến băng vệ sinh phụ nữ nhập khẩu từ Malaysia để phân phối tại Việt Nam. Năm 2007 tôi quyết định thành lập pháp nhân công ty tên là Vietsales.

Thời điểm đó, mặt hàng băng vệ sinh mà tôi phân phối được khách hàng ở thị trường Việt Nam rất ưa chuộng. Lúc bấy giờ, tôi quyết định đánh vào thị trường ngách và tập trung vào một phân khúc. Tôi tìm đến hội phụ nữ của các tỉnh để trao đổi và gửi sản phẩm dùng thử. Thời điểm đó tôi quyết định dùng chiến lược “bán giải pháp của giải pháp”. Có thể nói là rất hot trên thị trường và là xu hướng rất mới, nhưng lại có ít bên cung cấp.

Lúc đó, các sản phẩm tôi cung cấp được nhiều người biết đến và sau khi nhu cầu bùng nổ, số lượng sản phẩm phân phối tăng vọt. Lúc này một biến cố đã xảy ra, công ty mà tôi nhập khẩu băng vệ sinh đã tìm cách tước đoạt thị trường phân phối của công ty tôi vì thấy tôi kinh doanh rất tốt. Không những thế, họ còn đặt văn phòng tại Việt Nam để trực tiếp phân phối sản phẩm về Việt Nam và đột ngột cắt nguồn hàng của tôi mà không có lý do.

Tôi thấy rằng, để cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường thì phải tự sản xuất được sản phẩm. Nhưng tại thời điểm đó, ở Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất, với số vốn cũng như các điều kiện lúc đó của tôi cũng không thể làm được điều này. Nếu vẫn tiếp tục kinh doanh đơn thuần trong ngành hàng này thì mình không còn thế mạnh nữa. Do đó, khi tích lũy được một số vốn nhất định, tôi rút dần và chuyển sang lĩnh vực khác. Đó là dầu gội đen tóc “Black Hair White Wash”.

Thời điểm đấy, nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát cao và tăng trưởng đi xuống. Nhảy vào một lĩnh vực hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam, anh có thấy mình đang mạo hiểm không?

Thật sự mà nói, trước giờ tôi chỉ biết đến thuốc nhuộm tóc, lần đầu tiên tôi nghe đến dầu gội đen tóc, vẫn hơi ngờ ngợ và chưa tin lắm. Tôi quyết định gửi cho mẹ vợ của mình dùng thử, kết quả làm tôi bất ngờ, chỉ sau một lần gội, tóc mẹ tôi từ điểm muối tiêu trở nên đen và bóng mượt hơn rất nhiều.

Tôi bắt đầu liên hệ với nhà cung cấp từ Đài Loan để phân phối sản phẩm về Việt Nam. Thời gian đầu ra mắt sản phẩm tôi gặp rất nhiều khó khăn vì không một khách hàng nào tin có loại dầu gội nào làm đen tóc. Quả thật, làm cho họ tin thì dễ nhưng làm cho họ mua thì rất khó.

Để giải quyết được bài toán này, tôi đã làm từng bước một: bắt đầu đầu tư về truyền thông, tiếp thị để xây dựng niềm tin khách hàng, cam kết dịch vụ hậu mãi tốt hơn…Khi giải quyết từng việc một nhưng nhanh chóng, khách hàng cũng đón nhận và tin tưởng “Gội là đen” của công ty tôi.

Đâu là nhân tố mang tính bước ngoặt, giúp Vietsales tăng trưởng nhảy vọt và trở thành công ty tiên phong trên thị trường dầu gội đổi màu tóc?

Đó là việc chúng tôi luôn ghi nhận những phản hồi của khách hàng để luôn thay đổi và phát triển sản phẩm một cách tốt nhất, phù hợp với người tiêu dùng.

Trong quá trình vận hành Vietsales, tôi thấy trong mảng này chưa có nhiều công ty triển khai theo mô hình của công ty đa quốc gia. Hầu hết đều chọn việc khoán cho hệ thống đại lý, đẩy hàng ra và có doanh số thu về mà không cần mất chi phí quản trị, đào tạo nhân viên… Nhưng ở vào thời điểm hệ thống phân phối về “dầu gội đen tóc” chưa phát triển, các cửa hàng không kiểm soát được chất lượng dịch vụ, giá bán, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém.

Sau khi đã từng bước phát triển sản phẩm và lên kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối tôi phát triển nhiều nhà phân phối ở Tp.HCM và các tỉnh trung tâm của 3 miền như: Cần Thơ, Kiên Giang, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương

Nhờ triển khai mô hình kinh doanh mới, Vietsales kiểm soát tốt các vấn đề về chính sách giá bán, chất lượng sản phẩm, chính sách hỗ trợ khách hàng… Đặc biệt, Vietsales làm tốt nhận diện thương hiệu trên các kênh digital nữa nên tăng trưởng rất nhanh vì chúng tôi thực sự khác biệt về dịch vụ so với phần còn lại.

Trong giai đoạn 2010-2018, Vietsales phát triển rất mạnh sản phẩm “gội là đen” với thương hiệu chính thức là OHBAMA. Từ khi OHBAMA ra mắt thị trường, tôi luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm đến chất lượng - mẫu mã - sự tiện dụng và phải sử dụng đơn giản. Các sản phẩm của OHBAMA được các chuỗi nhà thuốc Long Châu, Mỹ Châu, An Khang phân phối rất tốt.

Sau 2 năm Covid, nhu cầu chăm sóc sắc đẹp cũng tăng trở lại rất nhanh, đặc biệt là giới trẻ hiện nay đang là một phân khúc tiềm năng để tiếp cận. Anh có kế hoạch nào cho phân khúc này?

Có chứ, sau khi đã thành công với OHBAMA “Gội là đen” dành cho giới trung niên, tôi tiếp tục cùng đối tác cung cấp sản phẩm ở Đài Loan nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm OHBAMA “Gội là nâu”. Để có thể phục vụ đa dạng tệp khách hàng vừa là giới trẻ, vừa là khách hàng trung niên tôi đã cho ra mắt màu nâu hạt dẻ và màu nâu đen. 

OHBAMA là thương hiệu gội đổi màu tóc được chiết xuất với thành phần thảo dược rất an toàn cho da đầu

Để có cái nhìn tổng quan và biết cách xử lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm tôi đã cho các nhân viên của mình dùng thử OHBAMA “Gội là nâu”. Từ đó, đội phản ứng nhanh với thị trường xuất hiện, đây là “biệt đội” giúp tôi giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng. OHBAMA có thể phát triển mạnh trên thị trường như hiện nay là nhờ vào đội ngũ nhân viên bán hàng. Họ không chỉ làm tốt vai trò của mình mà họ còn là một người marketing và là đại sứ thương hiệu cho OHBAMA trên khắp mọi “mặt trận” kinh doanh.

Thưa anh, trong tương lai bức tranh toàn cảnh của Vietsales sẽ như thế nào?

Sắp tới, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và xu hướng của các bạn trẻ, Vietsales sẽ bổ sung thêm 10 màu nhuộm tóc thảo mộc mới nữa. Trong tương lai gần, Vietsales sẽ phát triển các sản phẩm chăm sóc cá nhân với chất lượng là yếu tố hàng đầu mà chúng tôi luôn theo đuổi.

Vietsales sẽ bổ sung 10 màu nhuộm tóc thảo mộc vào bộ sưu tập mới của OHBAMA

Vietsales luôn nỗ lực và cố gắng tạo ra những dòng sản phẩm tốt nhất dành cho khách hàng. Chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng sản phẩm của chúng tôi là những sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên, không hóa chất độc hại và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.  

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính, doanh nhân Nguyễn Xuân Thủy cũng dành sự quan tâm cho nghệ thuật, điện ảnh. Doanh nhân  Nguyễn Xuân Thủy nhận thấy mô hình “Doanh nghiệp & Điện ảnh” do Kunva Films khởi xướng là giải pháp hợp tác thuận cả đôi bên. Hơn thế nữa còn là chung tay phát triển điện ảnh nước nhà. Hai bên đã từng bước hợp tác cụ thể và tiến tới hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn nữa.

OHBAMA đồng hành cùng Kunva Films trong Phá Vây

OHBAMA đã trở thành đối tác chính thức của Kunva Films, với tư cách nhà đầu tư và đồng hành cùng dự án phim điện ảnh võ thuật, hài, trinh thám “Phá Vây” sẽ được công chiếu toàn quốc vào năm 2023. Thông điệp mà bộ phim “Phá Vây : Bản Lĩnh Thép” muốn gửi gắm tới người xem đó là “Thử thách là bản chất - Trốn tránh là bản năng - Phá vây là bản lĩnh”.