Những bài học đắt giá cho các nhà làm phim điện ảnh
Tường Vy
Sunday, 17/04/2022 03:20 AM
Năm 2020, điện ảnh Việt gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid 19. Có những phim doanh thu trăm tỷ nhưng cũng có những phim doanh thu chưa tốt. Đó là cái giá đắt phải trả, khi chạy theo những chiêu trò, màu mè, thay vì đầu tư vào nội dung, chất lượng.
Khán giả không còn dễ dãi như trước mà có sự sàng lọc phim cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến doanh thu chưa tốt của phim điện ảnh Việt. Hãy cùng Kunva Films điểm qua vài yếu tố nhé !
Kịch bản chưa đủ hay
Charlie Nguyễn từng thẳng thắn thừa nhận bộ phim do anh làm nhà sản xuất thất bại vì câu chuyện chưa chạm đến trái tim khán giả. Nhà làm phim chưa kể một câu chuyện đủ hay.
Ngoài nội dung phim chưa hay, phim chưa truyền tải được thông điệp. Nhiều phim thất bại cũng có những nguyên nhân khác như: tiết tấu nhàm chán với hàng loạt sự kiện diễn ra liên tục, nhưng không đẩy lên được cao trào.
Nhà sản xuất cần có sự sàng lọc, nhận ra kịch bản nào hay, kịch bản nào dỡ và sau đó phải biết cách truyền tải câu chuyện đó đến với khán giả. Đừng nói là ở Việt Nam, cả nền điện ảnh Mỹ cũng mắc phải sai lầm này. Có những kịch bản cực tốt đến tay nhưng họ từ chối, để rồi sau đó phải hối tiếc. Kịch bản hay là 1 chuyện, người đọc có nhận ra nó hay hay không lại là một câu chuyện khác. Nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người đọc kịch bản.
Kỹ thuật làm phim tệ hại
Một bộ phim thành công, ngoài việc có 1 kịch bản hay thì kỹ thuật làm phim cũng đóng vai trò quan trọng góp phần truyền tải thông điệp cho bộ phim. Ấy thế, mà có những phim lại có chất lượng kỹ thuật tệ hại đến mức khó tin. Điều này thể hiện sự yếu kém về chuyên môn và không chỉnh chu trước khi đưa sản phẩm đến với công chúng.
Ví dụ có những lỗi rất cơ bản trong phim như sự cẩu thả trong khâu lồng tiếng khi tình trạng tiếng 1 đằng, hình 1 nẻo. Phim muốn đưa vào những yếu tố kỳ bí hay cố gắng tạo ra sự mới mẻ bằng cách đưa kỹ xảo vào phim. Tuy nhiên do trình độ chưa đủ nên kỹ xảo phim quá tệ, khiến người xem ngán ngẫm.
Diễn xuất tẻ nhạt
Diễn viên là linh hồn của màn bạc. Vẫn biết rằng kịch bản hay giữ vai trò quan trọng nhất cho 1 tác phẩm điện ảnh nhưng diễn viên và kỹ thuật diễn xuất của họ cũng góp phần không nhỏ cho việc thành công hay thất bại của một tác phẩm.
Có những cái tên nổi bật góp phần tạo nên thành công lớn cho phim điện ảnh Việt phải kể đến như Thanh Hằng với vai diễn Ba Trân trong phim Mẹ Chồng, Ninh Dương Lan Ngọc với vai Như Ý trong Cô Ba Sài Gòn hay Cua Lại Vợ Bầu, Kaity Nguyễn được nhiều đạo diễn săn đón sau vai diễn Linh Đan trong Em Chưa 18,…
Bên cạnh những phim thành công và dàn diễn viên tạo dựng được tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường cũng có những diễn viên diễn xuất yếu kém dẫn đến sự thất bại về doanh thu phòng vé. Điều này cũng phải nói đến trách nhiệm của nhà sản xuất, đạo diễn đã không nghiên cứu và tìm hiểu kĩ xem diễn viên có phù hợp và truyền tải được nhân vật trong phim hay không.
Cố chạy theo cái gọi là độc lạ
Chính áp lực cạnh tranh của thị trường điện ảnh đã khiến nhiều Nhà sản xuất phải cố gắng sáng tạo, tìm hướng đi mới cho các tác phẩm. Tuy nhiên, chỉ “độc lạ” thôi là chưa đủ để thu hút khán giả ra rạp. Ví dụ, có những phim cố gắng tạo những cái độc lạ bằng cách quay kỹ thuật one shot. Nhưng vì còn non tay khiến người xem mệt mỏi do nhiều cú máy chao đảo.
Điều đó cho thấy, phim càng độc lạ đòi hỏi kịch bản càng tốt, chi phí làm phim càng cao, ý tưởng phải mới vì điện ảnh thế giới đã cày nát hết rồi. Nếu không dễ cho ra phim kém chất lượng và bị mang ra so sánh.
Yếu trong khâu truyền thông và những chiêu trò trong truyền thông
Không thể phủ nhận, các chiến dịch quảng bá (PR) cho phim điện ảnh Việt ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp. Tính tương tác và lan tỏa trên mạng xã hội cũng rất được các ê kíp chú trọng. Qua rồi thời “hữu xạ tự nhiên hương”, nhiều chiến dịch PR phim thành công đã góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Có thể kể đến những: Em là bà nội của anh, Chàng vợ của em, Em chưa 18, Hồn papa da con gái, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua, Hai Phượng, Lật mặt… đều được đánh giá khá chỉn chu.
Trên thực tế, chiêu trò trong quá trình PR phim không phải lúc nào cũng có tác dụng. Đơn cử như việc công bố thông tin “sập hệ thống bán vé” vì phim hot và so sánh với trường hợp của những bộ phim bom tấn nước ngoài đã gây ra phản ứng ngược. Nhiều bộ phim sử dụng sức ảnh hưởng của mạng xã hội để kêu gọi tình thương nhưng cũng không thành công. Nhưng phản cảm hơn cả là việc sử dụng câu chuyện đời tư, phim giả tình thật, cảnh nóng, giới tính… để câu kéo khán giả.
Tuy nhiên bài toán PR cũng không thiếu chiêu trò nhằm lôi kéo sự chú ý của khán giả. Các scandal tự tạo dựng gần đây thường không hiệu quả và dễ lộ dễ gây ra phản ứng ngược. Còn các trường hợp scandal xảy ra thật thì điều quan trọng là cách ứng xử, xử lý khủng hoảng sẽ quyết định cái kết tích cực hay tiêu cực. Quan trọng là các nhà làm phim cần rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm và nghiêm túc, kỹ lưỡng hơn trong quá trình làm phim.
Xem thêm: Thực chứng chiến thắng ở nhiều mặt trận của những bộ phim Việt Nam